Canada là một đất nước phát triển với quy định nhập cảnh chặt chẽ nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn của cộng đồng. Đối với những người dự định du lịch hoặc nhập cảnh vào Canada, việc hiểu rõ về danh sách các bệnh cấm là quan trọng để tránh các vấn đề phức tạp và đảm bảo hành trình diễn ra thuận lợi. Dưới đây là danh sách chi tiết về các bệnh cấm nhập cảnh Canada mà bạn cần biết!
Quy định của chính phủ Canada về bệnh cấm nhập cảnh
Theo quy định của Chính phủ Canada, việc xét duyệt thị thực sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Canada nếu tình trạng sức khỏe thuộc các vấn đề sau:
- Gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng: Mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan ra cộng đồng dân cư.
- Gây nguy hại cho an toàn cộng đồng: Trường hợp mắc các bệnh liên quan đến rối loạn hành vi, các bệnh lý thần kinh dẫn đến bạo lực hoặc có tiềm ẩn nguy hiểm đối với người khác sẽ là một lý do để từ chối thị thực.
- Trở thành gánh nặng đối với dịch vụ xã hội và hệ thống y tế của Canada: Nếu tình trạng sức khỏe của bạn có thể tạo ra áp lực lớn đối với các dịch vụ xã hội và y tế của đất nước thì có thể bị từ chối thị thực.
Các bệnh không được phép nhập cư Canada
Canada là một quốc gia có hệ thống y tế vững mạnh và chính sách nhập cư nghiêm ngặt để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là danh sách các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm không được phép nhập cư vào Canada, được chính phủ quy định:
Bệnh truyền nhiễm
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu và các bệnh viêm nhiễm khác.
- HIV/AIDS.
- Bệnh viêm đường hô hấp nặng do virus gây ra.
- Bệnh lao phổi, dịch hạch, đậu mùa, Ebola, bệnh dại, và các loại bệnh nhiễm trùng khác.
- Bệnh bại liệt, sởi, tay chân miệng, thủy đậu, thương hàn, uốn ván, quai bị, và bạch hầu.
- Viêm não virus, viêm màng não, viêm não Nhật Bản, viêm màng não tủy bạch huyết, và các bệnh do liên cầu lợn.
- Các loại bệnh về giun sán và bệnh do virus Herpes.
- Các bệnh ngoài da thể nặng và nhiễm trùng qua đường thực phẩm, đường nước và động vật, bao gồm cả vi khuẩn E-coli.
- Viêm gan, viêm tim, viêm ruột do virus và một loạt các bệnh khác.
Bệnh không truyền nhiễm
Ngoài danh sách bệnh truyền nhiễm, Canada cũng có chính sách nghiêm ngặt đối với một số bệnh không truyền nhiễm. Những bệnh mãn tính điển hình như ung thư, tim mạch, tiểu đường, … đều được xem xét cẩn thận khi xét duyệt định cư.
Bị viêm gan B có nhập cảnh Canada được không?
Theo quy định hiện hành, đối với người bị viêm gan B, nước Mỹ là quốc gia duy nhất không chấp nhận định cư hoặc du học. Canada không từ chối visa cho người bị viêm gan B nếu tình trạng sức khỏe không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần xem xét kỹ khi đang trong quá trình điều trị. Việc điều trị có thể cần thời gian nghỉ ngơi, không phù hợp cho việc định cư.
Thủ tục khám sức khỏe khi nhập cảnh Canada
Khi chuẩn bị nhập cư vào Canada, việc hoàn tất thủ tục khám sức khỏe tại IOM là bước quan trọng không thể bỏ qua, cho cả du học sinh và lao động tay nghề. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về giấy tờ cần chuẩn bị và quy trình khám sức khỏe.
Giấy tờ cần chuẩn bị:
- Ảnh Chụp (4×6): Chuẩn quốc tế, nền trắng. Thời gian chụp trong vòng 6 tháng gần đây.
- Passport hoặc CMND/CCCD.
- Bảng form khám sức khỏe theo mẫu.
Quy trình làm thủ tục khám sức khỏe:
Khám sức khỏe tổng quát: Bao gồm đo cân nặng, chiều cao, kiểm tra thị lực và các thông số cơ bản khác.
- Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá sức khỏe của hệ tiểu đường và các vấn đề khác.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số máu quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
- Chụp X-quang lồng ngực: Đánh giá tình trạng phổi và xác định có bất kỳ vấn đề nào không.
Sau khi hoàn tất khám sức khỏe, kết quả sẽ được trả về trong vòng ba ngày. Đối với những trường hợp mắc phải các bệnh không được phép nhập cảnh vào Canada thì phải điều trị đến khi hoàn toàn khỏe mạnh. Sau đó, bạn sẽ phải thực hiện khám sức khỏe lần 2, và nếu đáp ứng yêu cầu, bạn sẽ được xuất cảnh.
Tại sao cần khám sức khỏe trước khi nhập cư Canada?
Khám sức khỏe trước khi nhập cư vào Canada không chỉ là yêu cầu của quốc gia này mà còn là quy định chung của nhiều quốc gia khác. Sức khỏe “vàng” không chỉ là lợi thế cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng trong quá trình định cư.
Việc có một sức khỏe tốt giúp bạn thích ứng với điều kiện sống và làm việc mới, đồng thời minh chứng cho khả năng sinh sống và học tập hiệu quả. Canada và các quốc gia khác thường lo ngại về sự lây nhiễm các bệnh từ người nhập cư, vì vậy yếu tố sức khỏe được đánh giá cao trong quá trình xét duyệt visa và nhập cư.
Nếu không đạt được yêu cầu về sức khỏe, quy trình xin visa có thể gặp phải nhiều trở ngại và thậm chí bị từ chối. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có ý định định cư lâu dài ở Canada.
Nên làm gì khi bị từ chối visa Canada vì lý do sức khỏe?
Khi bị từ chối visa Canada vì lý do sức khỏe, đừng nản lòng. Tình trạng “không thể chấp nhận” liên quan đến vấn đề sức khỏe không đồng nghĩa với việc chấm dứt hành trình đến Canada. Bạn vẫn có cơ hội khiếu nại và vượt qua quyết định này nếu mắc các bệnh nhất định. Đương đơn mắc các bệnh lý sau đây có thể khiếu nại và có cơ hội thay đổi quyết định từ chối visa:
- Bệnh thận mãn tính
- Bệnh tim
- Bệnh Crohn
- Bệnh tiểu đường
- Ung thư
- Bệnh tự miễn dịch (ví dụ: AIDS, Lupus)
- Khuyết tật học tập
- Tự kỷ
- Bại não
- Hội chứng Down
- Rối loạn tâm thần
- Rối loạn máu
- Viêm gan B & C
- Bệnh gan
- Bệnh lao
- Rối loạn não
- Các bệnh hiếm gặp
- Thay khớp gối
Lưu ý rằng danh sách trên chỉ liệt kê những bệnh lý nổi bật và không phải là danh sách đầy đủ.
Đương đơn có thể lựa chọn hai cách chính để khiếu nại và phản đối quyết định từ chối visa do lý do sức khỏe:
Thư công bằng theo Thủ Tục (Procedural Fairness Letter)
Khi bị từ chối visa vì lý do sức khỏe, đương đơn sẽ nhận được Thư Công Bằng theo Thủ Tục. Thư này yêu cầu bạn giải trình về tình trạng sức khỏe của mình trước khi Bộ Di trú đưa ra quyết định cuối cùng.
Bạn có thời hạn 90 ngày từ ngày nhận được thư để phản hồi. Trong thời gian này, bạn có thể thuê dịch vụ tư vấn di trú hoặc đại diện pháp lý để hỗ trợ cung cấp thông tin và bằng chứng về tình trạng sức khỏe của mình một cách hợp lý. Ví dụ, bạn có thể nộp các tài liệu y tế chứng minh rằng căn bệnh đã được điều trị hoặc chữa khỏi, kèm theo thông tin về chi phí thuốc men và các dịch vụ cần thiết để điều trị.
Kế hoạch giảm thiểu tình trạng (Mitigation Plan)
Phương pháp này dành cho những đương đơn nhận Thư Công Bằng theo Thủ Tục liên quan đến việc vượt ngưỡng “chi phí y tế quá mức”. Đương đơn sẽ cần gửi lại một kế hoạch giảm thiểu tình trạng, chi tiết cách họ sẽ đảm bảo sức khỏe để không vượt quá mức chi phí y tế, từ đó không ảnh hưởng xấu đến hệ thống phúc lợi y tế và xã hội của Canada. Kế hoạch này phải được gửi đến đúng địa chỉ theo thông tin liên hệ trên Thư Công Bằng theo Thủ Tục.
Một số lưu ý quan trọng về sức khỏe cho người định cư Canada
Định cư Canada là một bước ngoặt quan trọng và sức khỏe của người nộp đơn là yếu tố được Cơ quan Di trú Canada xem xét kỹ lưỡng. Canada là một quốc gia phát triển, nơi chính phủ tài trợ ngân sách công để chi trả chi phí y tế cho người dân. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng, Cơ quan Di trú Canada sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến sức khỏe của người xin visa trước khi cấp phép định cư.
Người muốn định cư Canada cần hiểu rõ rằng hồ sơ sức khỏe là phần bắt buộc và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cấp visa. Để giảm thiểu rủi ro hồ sơ bị từ chối vì lý do sức khỏe, ứng viên nên tham khảo một số lưu ý quan trọng sau:
- Kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng: Nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe toàn diện và chuẩn bị báo cáo y tế chi tiết. Điều này không chỉ giúp ứng viên hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân mà còn hỗ trợ cho quá trình nộp hồ sơ.
- Tư vấn chuyên môn: Ứng viên nên tham khảo ý kiến từ các đơn vị tư vấn uy tín về tình trạng sức khỏe của mình để được đánh giá chính xác và chuẩn bị phương án hỗ trợ phù hợp trong quá trình nộp hồ sơ.
Khi nghi ngờ tình trạng sức khỏe có thể không đạt yêu cầu, Cơ quan Di trú Canada sẽ gửi thư yêu cầu làm rõ (procedural fairness letter). Thư này sẽ giải thích lý do từ chối và cho ứng viên cơ hội cung cấp thêm thông tin, chẳng hạn như chứng minh tình trạng bệnh đã được cải thiện hoặc đưa ra các bằng chứng về kế hoạch điều trị, chi phí điều trị và loại thuốc cần sử dụng. Việc giải thích chi tiết tình trạng sức khỏe và các biện pháp đã thực hiện sẽ gia tăng cơ hội thành công cho hồ sơ.
Trong trường hợp Cơ quan Di trú cho rằng sức khỏe của ứng viên có thể tạo ra gánh nặng chi phí cho hệ thống y tế quốc gia, ứng viên có thể gửi “kế hoạch giảm thiểu” (migration plan). Kế hoạch này sẽ trình bày các biện pháp mà ứng viên cam kết thực hiện để giảm thiểu gánh nặng chi phí y tế, ví dụ như chọn thuốc thay thế có chi phí thấp hơn hoặc chứng minh khả năng tự chi trả chi phí y tế.
Kết luận
Hy vọng thông tin chia sẻ trên đây giúp bạn biết được các bệnh cấm nhập cảnh Canada để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình đến Canada. Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục nhập cảnh Canada, hãy liên hệ ngay với công ty hỗ trợ định cư Canada uy tín TH Immigration qua số hotline 0984757110 để được tư vấn miễn phí!