Bảo trợ tài chính định cư Mỹ là yêu cầu bắt buộc đối với thường trú nhân hoặc công dân Mỹ khi làm thủ tục bảo lãnh vợ/chồng, thân nhân từ Việt Nam sang Mỹ. Để hiểu hơn về thủ tục này cũng như nắm rõ các quy định về bảo trợ tài chính, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Bảo trợ tài chính định cư Mỹ là gì, mục đích chính?
Bảo trợ tài chính định cư Mỹ được xem là sự cam kết của đơn phương, đồng ý chịu trách nhiệm bảo trợ tài chính cho vợ/chồng, thân nhân được bảo lãnh để nhận thẻ xanh Mỹ. Nói một cách dễ hiểu, người ký tên vào bản cam kết bảo trợ tài chính là người bảo trợ tài chính.
Mục đích của thủ tục này là chứng minh tài chính của người bảo lãnh đủ để bảo trợ cho người được bảo lãnh khi nhập cư vào Mỹ, cam kết rằng họ không trở thành gánh nặng của xã hội. Người bảo lãnh buộc phải minh chứng mức thu nhập của mình, cho thấy bản thân đủ khả năng bảo trợ cho người được bảo lãnh.
Hồ sơ bảo trợ tài chính đi định cư Mỹ cần những gì?
Đối với các diện bảo lãnh khác nhau thì hồ sơ bảo trợ tài chính định cư Mỹ sẽ khác nhau. Cụ thể, trường hợp bảo lãnh định cư Mỹ diện vợ chồng hoặc thân nhân khác thì hồ sơ bảo trợ tài chính cần những giấy tờ sau đây:
- Hoàn thành đơn I – 864.
- Bản sao thuế gần nhất.
- Bản sao kê lương trong 3 tháng gần nhất, phải có giấy phép kinh doanh nếu làm chủ.
- Nếu đã kết hôn cần bổ sung giấy đăng ký kết hôn.
Đối với trường hợp bảo lãnh sang Mỹ diện hôn phu/hôn thê thì hồ sơ bảo trợ tài chính định cư Mỹ cần một số giấy tờ chính sau đây:
- Hoàn thành đơn I – 134.
- Bảo sao thu nhập thuế cá nhân gần nhất.
- Bản sao thu nhập trong 3 tháng gần nhất hoặc nếu làm chủ cần bổ sung giấy phép kinh doanh.
- Quốc tịch Mỹ/Hộ chiếu.
Điều kiện để bảo trợ tài chính đi định cư Mỹ
Để thân nhân có đủ điều kiện nhận thẻ xanh Mỹ, người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm tài chính cho họ, đồng thời, khi mở hồ sơ bảo trợ tài chính định cư Mỹ cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Người bảo trợ tài chính phải là thường trú nhân hoặc công dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
- Mức bảo trợ tài chính đi định cư Mỹ của người bảo lãnh hoặc người đồng bảo trợ phải có thu nhập hằng năm tối thiểu bằng 125% so với mức chuẩn nghèo liên bang. Nếu số lượng người được bảo lãnh càng nhiều thì thu nhập của người bảo lãnh phải càng cao để đáp ứng các yêu cầu.
- Người bảo lãnh cần nộp đơn I – 864P để xác định điều kiện thu nhập tối thiểu để nộp mẫu I – 864.
- Người bảo lãnh có thể minh chứng tài chính bằng tài sản ròng như tiền mặt, nhà cửa, cổ phiếu, trái phiếu,…
- Có thể nhờ hỗ trợ từ thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc người quen để đáp ứng các yêu cầu về thu nhập hoặc tài sản (Đối với trường hợp người bảo lãnh không đủ tài chính đáp ứng yêu cầu).
- Người được bảo lãnh cũng có dùng thu nhập của mình để đáp ứng các yêu cầu về mặt tài chính trong điều kiện thu nhập này sẽ tiếp tục nhận được cùng một nguồn sau khi nhận được thẻ xanh.
Cách tính thu nhập bảo trợ tài chính đi định cư Mỹ
Để quá trình bảo trợ tài chính định cư Mỹ diễn ra suôn sẻ và giúp gia đình bạn nhanh chóng đoàn tụ, việc biết cách tính tài sản và nguồn thu nhập là vô cùng quan trọng. Việc này sẽ giúp bạn chứng minh với lãnh sự quán rằng bạn có đủ khả năng tài chính để bảo trợ người thân khi họ đến Hoa Kỳ. Dưới đây, TH Immigration sẽ hướng dẫn bạn 3 bước cơ bản để tính toán tài sản bảo trợ tài chính, từ đó giúp bạn chuẩn bị hồ sơ một cách hoàn chỉnh và hiệu quả.
Bước 1: Xác định thu nhập hàng năm tối thiểu
Đầu tiên, bạn cần xác định thu nhập hàng năm tối thiểu cần thiết cho quy mô hộ gia đình của mình. Thông tin này có thể được tìm thấy trong các bảng yêu cầu tài chính của chính phủ Hoa Kỳ. Việc này sẽ giúp bạn biết được mức thu nhập tối thiểu mà bạn cần phải đạt được để đáp ứng yêu cầu tài chính khi bảo trợ người thân.
Bước 2: Tính toán chênh lệch thu nhập
Sau khi đã xác định thu nhập tối thiểu cần thiết, bạn tiến hành trừ thu nhập thực tế của hộ gia đình mình khỏi mức thu nhập tối thiểu đó. Kết quả của phép trừ này sẽ cho bạn biết số tiền thiếu hụt mà bạn cần phải bù đắp bằng tài sản của mình.
Bước 3: Nhân số chênh lệch với hệ số phù hợp
Cuối cùng, bạn nhân số tiền chênh lệch với hệ số 3 nếu người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ, hoặc hệ số 5 nếu người bảo lãnh là người có thẻ xanh. Kết quả phép nhân này sẽ là tổng giá trị tài sản tối thiểu mà bạn cần chứng minh để đáp ứng yêu cầu tài chính.
Ví dụ thực tế
Giả sử bạn là một hộ gia đình gồm ba người sống tại Minnesota, với người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ và tổng thu nhập hàng năm của gia đình bạn là 20,000 đô la. Theo bảng yêu cầu tài chính, 125% Hướng dẫn Nghèo đói Liên bang cho hộ gia đình ba người là 28,787 đô la mỗi năm.
Bước 1 & 2:
- Thu nhập tối thiểu: $28,787
- Thu nhập thực tế: $20,000
- Chênh lệch: $28,787 – $20,000 = $8,787
Bước 3:
- Số tiền chênh lệch: $8,787
- Nhân với hệ số 3: $8,787 x 3 = $26,361
Trong ví dụ này, gia đình bạn cần chứng minh tài sản ít nhất là $26,361 để người thân đủ điều kiện nhận thẻ xanh.
Trách nhiệm của người bảo trợ tài chính
Người bảo lãnh hoặc người đồng bảo trợ tài chính định cư Mỹ khi ký vào đơn I – 864 đồng nghĩa với việc họ cam kết với chính phủ rằng người được bảo lãnh sang Mỹ không phải là gánh nặng của xã hội.
Người bảo lãnh sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi chi phí, bao gồm ăn ở, sinh hoạt,… đối với người được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh không cung cấp đầy đủ cho người được bảo lãnh thì chính phủ Mỹ sẽ cung cấp cho họ theo các chương trình của chính phủ.
Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ có quyền dựa vào thủ tục bảo trợ tài chính và bắt người bảo trợ phải đứng ra chi trả lại các chi phí mà chính phủ đã chi trả, bao gồm cả chương trình bảo hiểm y tế của trẻ em ở tiểu bang.
Nếu người bảo trợ không đủ tài chính thì phải làm sao?
Nếu người bảo trợ tài chính định cư Mỹ không đáp ứng được thu nhập hàng năm tối thiểu thì có thể yêu cầu giúp đỡ của một người đồng bảo trợ thứ cấp – một người không sống chung nhà với người bảo trợ và sẵn sàng nhận mọi trách nhiệm về tài chính cho người được bảo lãnh. Người đồng bảo lãnh định cư Mỹ phải nộp bản khai hỗ trợ I – 864 của riêng họ và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thu nhập.
Nói cách khác, người đồng bảo trợ không thể kết hợp thu nhập hay tài sản cá nhân của họ với người bảo trợ. Đồng thời, họ phải là thường trú nhân hoặc công dân Mỹ.
Trong trường hợp tổng thu nhập hộ gia đình vẫn không đáp ứng được yêu cầu về thu nhập tối thiểu hằng năm thì bạn có thể sử dụng tài sản cá nhân để minh chứng cho thu nhập. Bạn có thể tính các tài sản khác của các thành viên trong gia đình, miễn sao có thể đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
- Có quan hệ họ hàng với bạn, kết hôn hoặc nhận con nuôi.
- Họ được liệt kê là những người phụ thuộc trong giấy khai thuế gần nhất của bạn hoặc đã sinh sống với bạn trong ít nhất 6 tháng vừa qua.
Đối tượng nào cần làm bảo hộ tài chính đi Mỹ?
Để xin visa hoặc chuyển diện tại Mỹ, một số đối tượng theo luật yêu cầu phải nộp hồ sơ bảo trợ tài chính (I-864). Những đối tượng này bao gồm:
Diện trực hệ của công dân Mỹ
- Vợ/chồng của công dân Mỹ.
- Con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ.
- Cha mẹ của công dân Mỹ trên 21 tuổi.
Các diện ưu tiên
- Con độc thân của công dân Mỹ.
- Vợ/chồng và con độc thân của thường trú nhân.
- Con đã lập gia đình của công dân Mỹ.
- Anh chị em của công dân Mỹ trên 21 tuổi.
Trường hợp nào không cần bảo trợ tài chính đi Mỹ?
Khi xin visa đi Mỹ, hầu hết các diện bảo lãnh đều yêu cầu người bảo trợ tài chính. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt không cần điền đơn I-864, bao gồm:
- Người từng làm việc tại Mỹ với trên 40 credits: Những người này đã đóng góp đáng kể vào hệ thống an sinh xã hội Mỹ, do đó không cần bảo trợ tài chính.
- Góa phụ tự bảo lãnh khi chồng qua đời: Góa phụ có thể tự bảo lãnh mà không cần người bảo trợ tài chính nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về thời gian hôn nhân và tình trạng cư trú của người chồng quá cố.
- Vợ/con là nạn nhân bị bạo hành của công dân Mỹ/thường trú nhân Mỹ: Những nạn nhân của bạo hành gia đình có thể tự nộp đơn xin visa mà không cần bảo trợ tài chính, nhờ vào Đạo luật Bạo lực Gia đình (VAWA).
- Con dưới 18 là công dân Mỹ: Trẻ em dưới 18 tuổi, đã là công dân Mỹ, cũng được miễn bảo trợ tài chính khi bảo lãnh cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
Giải đáp một số câu hỏi về bảo trợ tài chính đi định cư Mỹ
Việc bảo trợ tài chính là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn muốn bảo lãnh người thân định cư tại Mỹ. Để hiểu rõ hơn về quy trình này, hãy cùng giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bảo trợ tài chính đi định cư Mỹ.
Khi nào nên nộp bản tuyên thệ bảo trợ tài chính định cư Mỹ?
Khi bạn là người bảo lãnh, thời điểm nộp bản tuyên thệ bảo trợ tài chính rất quan trọng. Bạn nên điền và nộp mẫu đơn này trước khi viên chức lãnh sự tại nước ngoài lên lịch phỏng vấn xin thị thực. Cuộc phỏng vấn này là bước tiếp theo sau khi bạn nộp mẫu I-130. Để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị mẫu I-864 để người nhập cư sử dụng trong buổi phỏng vấn.
Thu nhập nước ngoài có được tính khi làm hồ sơ bảo trợ tài chính không?
Nếu bạn là nhà tài trợ đang sinh sống ở ngoài Hoa Kỳ, thu nhập từ nước ngoài thường không được tính vào các yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chứng minh rằng mình sẽ tiếp tục công việc hiện tại sau khi chuyển đến Mỹ, hoặc có một công việc mới đáp ứng các yêu cầu tài chính, thu nhập này có thể được xem xét. Ví dụ, làm việc từ xa hoặc chuyển văn phòng trong các tập đoàn lớn như Microsoft từ London sang Seattle là những trường hợp có thể chấp nhận.
Những loại tài sản nào có thể bao gồm trong bảo trợ tài chính?
Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) yêu cầu các tài sản phải có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm mà không gây khó khăn tài chính đáng kể cho chủ sở hữu. Những tài sản này bao gồm tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (CD), đầu tư quỹ tương hỗ, cổ phiếu và trái phiếu riêng lẻ. Bạn cần mô tả chi tiết về tài sản, chứng minh quyền sở hữu và định giá chúng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bao gồm giá trị thực ngôi nhà sau khi trừ đi các khoản thế chấp và nợ chưa thanh toán. Tương tự, giá trị ròng của một chiếc ô tô cũng có thể được tính nếu bạn có thêm một chiếc ô tô khác không bao gồm như tài sản.
Thời gian chịu trách nhiệm tài chính đối với người được bảo lãnh là bao lâu?
Bạn sẽ chịu trách nhiệm tài chính cho người được bảo lãnh cho đến khi họ trở thành công dân Hoa Kỳ, hoàn thành 10 năm làm việc, chuyển vĩnh viễn ra khỏi Hoa Kỳ hoặc qua đời, tùy vào sự kiện nào xảy ra trước.
Có cần thông báo với USCIS nếu thay đổi địa chỉ không?
Có. Theo luật pháp, bạn phải cập nhật địa chỉ mới cho USCIS cho đến khi kết thúc nghĩa vụ tài chính. Dù bạn di chuyển trong nước hay quốc tế, bạn cần nộp mẫu I-865 trong vòng 30 ngày kể từ khi thay đổi địa chỉ.
Vậy làm như thế nào để bảo trợ tài chính đi Mỹ hiệu quả, nhanh chóng?
Để quá trình xử lý bộ bảo trợ tài chính định cư Mỹ diễn ra thuận lợi, việc lựa chọn dịch vụ của một trung tâm tư vấn di trú uy tín là giải pháp thông minh. Công ty TH Immigration có văn phòng tại Mỹ và Việt Nam, cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm, giúp hoàn thành các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Việc này không chỉ giúp giảm thời gian chờ đợi mà còn tăng cơ hội đoàn tụ với người thân sớm hơn. Đồng thời, bạn sẽ tránh được các rắc rối như kê khai không rõ ràng hay thiếu tài chính.
TH Immigration là đơn vị uy tín chuyên tư vấn và hỗ trợ hồ sơ bảo lãnh vợ chồng, thân nhân, anh chị em. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi có kiến thức sâu rộng, cam kết hướng dẫn chuẩn bị bằng chứng tỉ mỉ và tìm người bảo trợ tài chính phù hợp. Chúng tôi cũng hỗ trợ bạn trong quá trình trả lời phỏng vấn với lãnh sự quán, đảm bảo hồ sơ được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về thủ tục bảo trợ tài chính định cư Mỹ để bạn tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thủ tục tài chính, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline 098 4757 110 & 091 6353 533 hoặc để lại bình luận để được chúng tôi giải đáp sớm nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi phí định cư Mỹ mới nhất 2023